Kết một tràng hoa là một bản dịch từ kinh Pháp Cú trong tạng Hán của Tôn giả Pháp Cửu, một trong những vị luận sư nổi tiếng của bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Trong tác phẩm này Thiền sư Nhất Hạnh đã chuyển các bài kệ của kinh thành văn xuôi với lời văn thật đẹp và dễ hiểu.
Ý nghĩa tựa sách:
“Kết một tràng hoa” cũng ví như công việc của người chuyên môn xâu kết tràng hoa. Trước hết người ấy phải đi hái hoa, nghĩa là đọc hết các kinh điển, và chọn ra những ý kinh, những bài kệ mang tính chất cốt tủy của Phật pháp. Rồi người ấy tập hợp các bài kệ này dưới những chủ đề khác nhau, cũng như hoa nhài để riêng, hoa huệ để riêng, hoa vạn thọ để riêng. Người ấy bỏ những bài kệ mà nghĩa lý còn mù mờ, chỉ chọn những bài kệ nghĩa lý thật sáng tỏ, cũng như cầm hoa mà rũ, làm rơi rụng những cánh hoa không còn tươi thắm, để chỉ còn những đóa hoa thật tươi, trước khi xâu kết thành tràng hoa.
“Ai là người tuyển chọn các cõi, bỏ các vùng địa ngục mà chỉ giữ lại các tầng trời? Ai là người có thể tuyển chọn được Pháp Cú như một kẻ chuyên nghiệp có tài chọn hoa và kết thành tràng hoa?”. Lời của bài kệ đầu tác phẩm này có lẽ được lý giải phần nào qua Kết một tràng hoa. Cũng như những người tuyển chọn và biên tập kinh Pháp Cú, cả cuộc đời Thiền sư Thích Nhất Hạnh nguyện theo con đường người chọn hoa.
Kinh Pháp Cú là cuốn kinh tinh yếu trong kho tàng kinh Phật được Thiền sư Thích Nhất Hạnh diễn giải công phu và sáng tỏ với cái tên giản dị: Kết một tràng hoa. Cuốn sách là bản dịch từ kinh Pháp Cú trong tạng Hán của Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrata) – một trong những vị luận sư nổi tiếng của bộ phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ. Trong tác phẩm này, tác giả chuyển các bài kệ của kinh thành văn xuôi với lời lẽ dễ hiểu. Trong đó có ba bài kinh Thích Nhất Hạnh có cơ hội giảng giải là: kinh Rong chơi trời phương ngoại, kinh Chiếc lưới ái ân và kinh Điềm lành lớn nhất.
Đi vào kinh tạng cũng như đi thám hiểm các tầng trời: biết bao nhiêu đóa hoa tuyệt vời của diệu pháp mà ta có thể khám phá trong kho tàng của thế giới ấy.
Về nội dung, kinh được diễn giải theo từng “phẩm“ và theo từng bài kệ. Có thể coi mỗi bài kệ là một bài thơ với những tiêu đề như: Vô thường phẩm, Song yếu phẩm, Minh triết phẩm, Tâm ý phẩm, Hoa hương phẩm, Ái thân phẩm, Ái dục phẩm, Cát tường phẩm…